Bề mặt sê nô (hay còn gọi là máng xối) là khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nơi tập trung lượng nước lớn nhất trên mái nhà. Nếu không được xử lý chống thấm sê nô đúng cách, nước sẽ dễ dàng thấm qua bê tông, làm hư hỏng toàn bộ cấu trúc mái, trần và các tầng dưới. Vì vậy, việc thi công chống thấm sê nô là bước không thể bỏ qua trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm sê nô
- Dọn dẹp sạch sẽ: tháo dỡ ván khuôn, gỗ, sắt thép thừa, nước đọng, xà bần.
- Không trát vữa ximăng che lấp khuyết tật (hốc bọng, lỗ rỗ…) trước khi xử lý chống thấm.
- Không dùng nước xi măng, hồ dầu để bảo dưỡng bê tông trước khi thi công chống thấm.
- Cắt bỏ các râu thép dư trên bề mặt bê tông sâu ít nhất 2cm.
- Các hộp kỹ thuật, ống xuyên sàn cần được định vị chắc chắn, trát vữa tối thiểu 1/2 độ dày sàn bê tông.
- Xây và trát gờ tường cao ít nhất 30cm quanh sàn vệ sinh để chống thấm đồng bộ.
Quy trình chống thấm sê nô chi tiết
1. Chuẩn bị bề mặt
- Băm đục lớp hồ vữa xi măng dư thừa, làm sạch bề mặt bê tông kết cấu.
- Đục mở các vết nứt dài theo rãnh rộng 1–2cm, sâu 2cm.
- Loại bỏ hốc bọng, lỗ rỗ, phần bê tông bám hờ.
- Đục rãnh quanh ống thoát nước để chèn thanh thủy trương và trám kín bằng vữa không co ngót.
- Băm sạch ke góc tường, chân đà bê tông, tạo độ bám cho vật liệu chống thấm.
- Mài phẳng toàn bộ bề mặt cần xử lý, vệ sinh sạch sẽ, để khô hoặc thổi khô bằng máy.
2. Xử lý chống thấm cơ bản
- Gia cố các vết nứt, hốc bọng bằng hồ dầu + vữa không co ngót.
- Quấn thanh thủy trương tại các cổ ống, khe co giãn.
- Đổ bê tông đá mi dày ~10cm quanh khu vực ống xuyên vách kỹ thuật.
Các phương pháp chống thấm sê nô phổ biến hiện nay
Chống thấm sê nô bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh
Bước 1: Quét lớp tạo dính
- Dùng lu sơn quét lớp lót lên bề mặt bê tông sạch.
- Đợi khô hoàn toàn (sờ không dính tay) mới tiến hành dán màng.

Bước 2: Dán màng bitum
- Trải cuộn màng, khò nóng mặt đáy để tạo độ bám.
- Dán từ thấp lên cao nếu bề mặt có độ dốc.
- Dùng con lăn hoặc ép chân đều để màng bám chắc.
Bước 3: Gia cố và bảo vệ
- Gia cố kỹ vị trí góc tường, khe co giãn, cổ ống.
- Nếu xuất hiện phồng rộp thì xả khí, dán đè lên bằng miếng khác.
- Thi công lớp bảo vệ ngay sau đó để tránh rách hỏng màng.
Chống thấm sê nô bằng vật liệu gốc xi măng
Bước 1: Chuẩn bị
- Dụng cụ: bay, cọ bản, bàn chà, máy phun.
- Làm ẩm bề mặt (không đọng nước).
Bước 2: Thi công
- Quét 2 lớp vuông góc nhau (trên – xuống), lớp sau thi công khi lớp trước khô mặt.
- Độ dày trung bình: 1–2mm/lớp; tổng 2–6kg/m².
Bước 3: Bảo dưỡng
- Phun nước thường xuyên trong 2–3 ngày sau thi công để vật liệu phát huy tác dụng kết dính.

Chống thấm bằng dung dịch thẩm thấu
Bước 1: Phun dung dịch chống thấm
- Phun trực tiếp lên bề mặt đã xử lý sạch.
- Riêng đường nứt đã đục rãnh cần phun kỹ hơn (5–10 md/lít).
Bước 2: Bảo dưỡng
- Sau khi dung dịch thấm hết, phun nước giữ ẩm trong 2–3 ngày tiếp theo.
Lưu ý: Với bề mặt bị nứt nhiều, cần xử lý gia cố thêm vật liệu phù hợp theo thực tế.
Chống thấm sê nô (máng xối) là hạng mục kỹ thuật quan trọng quyết định tuổi thọ mái nhà và tính an toàn kết cấu toàn công trình. Dù bạn chọn phương pháp chống thấm nào – từ màng khò nóng, gốc xi măng hay dung dịch thẩm thấu – việc thi công đúng kỹ thuật, đúng quy trình là yếu tố then chốt.