Quy Trình Sơn Bả Tường Cũ, Tường Mới Đúng Kỹ Thuật Bền Màu, Không Bong Tróc

Mục lục

Khi cải tạo, sửa chữa nhà cửa, công đoạn và quy trình sơn bả tường cũ hay tường mới đóng vai trò quan trọng quyết định tính thẩm mỹ, độ bền màu và khả năng chống ẩm cho công trình. Tuy nhiên, không ít người thi công thiếu kinh nghiệm hoặc bỏ qua quy trình kỹ thuật dẫn đến tường nhanh bong tróc, loang màu, giảm chất lượng sơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình sơn bả tường cũ đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ cao.

1. Quy trình sơn bả tường cũ, mới

1.1 Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn bả

Với bề mặt tường mới

  • Đảm bảo thời gian khô tối thiểu 7 ngày để bề mặt đạt độ ổn định.
  • Mài phẳng tường bằng đá mài, giấy nhám để loại bỏ tạp chất và tạo độ bám.
  • Làm sạch bụi bằng máy nén khí hoặc khăn ẩm.
  • Nếu tường quá khô, làm ẩm bằng rulo lăn nước sạch. Không nên lăn quá nhiều nước.

Với bề mặt tường cũ

  • Cạo bỏ lớp sơn cũ bong tróc.
  • Xử lý các vết nứt, thấm.
  • Làm sạch hoàn toàn bề mặt bằng nước hoặc chổi cứng.
Xử lý bề mặt tường cũ là bước 1 trong quy trình sơn bả tường cũ, rất quan trọng
Xử lý bề mặt tường cũ là bước 1 trong quy trình sơn bả tường cũ, rất quan trọng

1.2. Thi công bả matít

Kiểm tra độ ẩm

  • Bề mặt lý tưởng để bả có độ ẩm từ 25% đến 30%.
  • Nếu tường quá khô, cần lăn nước sạch trước khi bả.

Trộn bột bả

  • Tỷ lệ trộn: 14–16 lít nước sạch cho 1 bao bột 40kg.
  • Đổ bột vào nước từ từ, trộn đều, để yên 7–10 phút, rồi khuấy lại lần nữa.
  • Không dùng nước nhiễm phèn, mặn. Không trộn lượng lớn quá mức sử dụng trong 3 giờ.

Bả lớp thứ nhất

  • Dùng bàn bả trét đều lên bề mặt.
  • Sau 2 giờ, xả nhám bằng giấy nhám loại vừa.
  • Làm sạch bụi bằng khăn hoặc máy thổi.
Quy trình sơn bả tường
Quy trình sơn bả tường

Bả lớp thứ hai

  • Sau khi lớp đầu đã khô và được làm phẳng, tiếp tục bả lớp thứ hai.
  • Sau 24 giờ, xả nhám lần cuối bằng giấy nhám mịn.

Lưu ý:

  • Không dùng giấy nhám quá thô gây xước.
  • Tổng độ dày 2 lớp không vượt quá 3mm.
  • Có thể dùng đèn chiếu để kiểm tra độ phẳng.

1.3. Thi công lớp sơn lót chống kiềm

  • Pha loãng sơn lót theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Thi công bằng cọ, rulo hoặc súng phun.
  • Đảm bảo sơn lót đều, phủ kín, không để bề mặt bám bụi hoặc dính bẩn.

1.4. Sơn phủ hoàn thiện

Sơn lớp 1

  • Pha sơn đúng tỷ lệ để đảm bảo màu đồng nhất.
  • Thi công đều tay, không để vệt hoặc loang màu.
  • Để lớp 1 khô tối thiểu 3 giờ trước khi sơn lớp 2.

Sơn lớp 2

  • Pha loãng đúng quy định, không nên pha quá loãng gây loang màu.
  • Thi công đều màu, bám chắc, không để đọng giọt sơn.
  • Đảm bảo bề mặt lớp 1 sạch và khô trước khi sơn tiếp.
Sơn đã pha nên dùng hết trong vòng 5 ngày và tránh đổ sơn ra môi trường, phải xử lý đúng quy định.
Sơn đã pha nên dùng hết trong vòng 5 ngày và tránh đổ sơn ra môi trường, phải xử lý đúng quy định.

1.5. Bảo dưỡng sau thi công

  • Tránh tác động trực tiếp của nắng, mưa trong 1–2 ngày sau thi công.
  • Nếu sử dụng sơn chống thấm hoặc sơn gốc xi măng, nên phun ẩm bề mặt từ 2–3 lần mỗi ngày trong 2 ngày đầu.

2. Một số lưu ý quan trọng

  • Không dùng lại sơn hoặc bột bả đã đông cứng.
  • Không thi công trong điều kiện độ ẩm quá cao hoặc thời tiết mưa gió.
  • Bảo quản sơn nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Dụng cụ thi công cần được vệ sinh và xử lý rác thải đúng quy định môi trường.

Quy trình sơn bả tường cũ hay tường mới tưởng chừng đơn giản nhưng nếu làm sai kỹ thuật có thể gây ra nhiều rủi ro về chất lượng và thẩm mỹ. Việc tuân thủ đúng các bước sơn bả từ khâu xử lý bề mặt, bả matít đến sơn phủ và bảo dưỡng sẽ giúp công trình của bạn có lớp sơn đẹp, mịn và bền lâu theo thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi hotlineChat ZaloChat Messenger